Thứ 2, 29/04/2024, 06:57[GMT+7]

Dệt may Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP

Thứ 3, 04/03/2014 | 09:06:02
725 lượt xem
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là có sức cạnh tranh quốc tế, có tiềm năng được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại (FTA) nói chung và từ Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) nói riêng. Nhưng bên cạnh tiềm năng, các Hiệp định thương mại này cũng có thể trở thành thách thức lớn. Riêng với ngành Dệt may, cần làm thế nào để ứng phó với thách thức và tận dụng cơ hội?

Dệt may Việt Nam đang từng bước tận dụng thời cơ để hội nhập quôc tế.

Từng bước hội nhập

 

Hiện tại ngành Dệt May Việt Nam (DMVN) có khoảng 6.000 DN, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp (DN) tư nhân, DN FDI. DN nhà nước trong ngành dệt may hiện nay chỉ còn Tập đoàn DMVN với 5 công ty thành viên 100% vốn, còn lại là các thành viên công ty cổ phần. Bước vào năm 2014, Tập đoàn DMVN tiến hành cổ phần hóa, do đó,  ngành DMVN cơ bản không còn DN 100% vốn nhà nước và đã đa dạng hóa toàn diện với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

 

Năm 2012, ngành dệt may đóng góp tỷ trọng trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với 17,2 tỷ USD. Dự kiến, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt khoảng 20 tỷ USD, nếu tính gộp xuất khẩu nguyên phụ liệu thì có thể đạt tới 21 tỷ USD. Năm 2013, ngành dệt may tiếp tục duy trì được tỷ trọng khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngành còn đóng góp tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua việc tạo số lượng việc làm lớn.

 

Năm 2005, khi Việt Namon> bắt đầu xúc tiến đàm phán gia nhập WTO, ngành dệt may đã không nhận bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía Nhà nước, không có các mức thuế ưu đãi, nguồn vốn với lãi suất thấp cho ngành DMVN. Từ khi gia nhập WTO đến nay, ngành dệt may hoàn toàn tuân thủ nghiêm túc các cam kết của Việt Namon> trong WTO. Chính vì thế, cho tới năm 2013, ngành dệt may tuy là ngành xuất khẩu quy mô lớn, rất nhạy cảm về giá, rất nhạy cảm trong vấn đề trợ cấp nhưng ngành DMVN chưa bao giờ bị kiện chống bán phá giá hay bị kiện các vấn đề phát sinh liên quan đến cam kết của Việt Nam trong WTO. Vượt qua 3 - 4 cuộc giám sát của Mỹ, ngành DMVN đã khẳng định ngành hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường.

 

Đến nay, ngành dệt may tiếp tục khẳng định được vai trò là ngành công nghiệp quan trọng, chủ chốt trong tiến trình CNH, HĐH của Việt Namon>, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi lao động từ nông nghiệp, nông thôn thành lao động công nghiệp. Ngành dệt may đang chiếm khoảng 10% lực lượng lao động công nghiệp của cả nước và là ngành sử dụng nhiều lao động nữ. Trong ngành dệt may, cứ với mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu tăng thêm thì có thể tạo ra việc làm cho 150 ngàn lao động, trong đó có 100 ngàn lao động trong DN dệt may và từ 50 ngàn lao động tại các DN hỗ trợ khác. Thu nhập trung bình tại các DN dệt may năm 2010 đạt khoảng 1.500 USD/công nhân, năm 2012 tăng lên 2.000 USD/công nhân và năm 2015 dự kiến đạt trên 3.000 USD/công nhân.

 

Tầm quan trọng của TPP

 

Trong khối đàm phán TPP có 2 thị trường rất quan trọng là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Nhật Bản chiếm 11% và các nước TPP khác đang chiếm khoảng 4%. Như vậy, khối các nước TPP đang chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Namon>. Riêng năm 2012, đã có gần 11 tỷ USD xuất khẩu dệt may của Việt Namon> vào các nước TPP. Vì vậy, khối các nước TPP là thị trường quan trọng nhất của ngành DMVN trong hiện tại và tương lai. Nhận thức được tính chất quan trọng của việc mở cửa thị trường và khả năng tận dụng lợi thế do Hiệp định TPP mang lại, Hiệp hội DMVN (Vitas) đã nghiên cứu, cũng như đồng hành với quá trình đàm phán TPP.

 

Vitas hết sức quan tâm đến các nội dung đàm phán liên quan đến dệt may, nhất là trong quy tắc xuất xứ và hàng rào thuế quan. Đây cũng là 2 vấn đề mà DN, nhà sản xuất đều quan tâm trong mỗi Hiệp định thương mại tự do. Tất cả những điều này đều nhằm thực hiện chiến lược xuyên suốt của ngành DMVN là đẩy mạnh tăng trưởng về quy mô xuất khẩu, từ đó có khả năng xây dựng các chuỗi cung ứng hoàn thiện và ngành dệt may có thể phát triển bền vững.

 

Tuy xuất khẩu DMVN có thể đạt ngưỡng 20 tỷ USD trước khi ký kết TPP, nhưng 20 tỷ USD này lại chia cho các thị trường khác nhau, hơn nữa tổng lượng sử dụng các loại nguyên vật liệu dưới 10 tỷ USD chưa phải là quy mô hấp dẫn để đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu. Do sản xuất nguyên liệu có suất đầu tư lớn, đòi hỏi vốn lớn, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý cao hơn, rủi ro nhiều hơn. Muốn đẩy mạnh được khu vực sản xuất nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thì một trong những yếu tố tiên quyết là phải tăng được quy mô xuất khẩu.

 

Đặc thù của ngành dệt may thế giới là ngành cung ứng theo chuỗi. Người thiết kế sở hữu các thương hiệu thời trang thường lựa chọn cả chuỗi cung ứng từ: Sản xuất nguyên liệu - sản xuất sản phẩm dệt may - vận chuyển - phân phối. Nếu có quy mô xuất khẩu lớn và những lợi ích thuế quan tốt, quy tắc xuất xứ từ Việt Namon> được hưởng lợi thế trên thị trường dệt may thế giới thì việc thúc đẩy, lựa chọn Việt Namon> trở thành thành viên chính thức trong chuỗi cung ứng sẽ được tiến hành nhanh hơn. DN dệt may sẽ không chỉ tham gia vào khâu cuối cùng, khâu đơn giản như trước đây nữa. Với lợi ích từ Việt Nam, các nhà đầu tư, các chủ thương hiệu, những nhà mua hàng lớn trên thế giới sẽ chủ động tích hợp Việt Nam vào trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Khi ngành DMVN nâng được quy mô, mở rộng được quan hệ với các nhà cung cấp tiêu chuẩn toàn cầu với các giá trị cốt lõi cao từ chính các nhà cung cấp thì bản thân ngành DMVN sẽ phát triển bền vững, không chỉ về sản xuất, về công nghệ mà cả về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

 

Triển vọng từ khuôn mẫu liên kết kinh tế

 

TPP được coi là khuôn mẫu liên kết kinh tế của thế kỷ XXI, bao trùm gần 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Trong 1.600 dòng thuế mã HS 8 chữ số của hàng dệt may thuộc các chương từ 50 đến 63 mà thị trường Hoa Kỳ có nhập khẩu thì Việt Nam hiện xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 1.000 dòng thuế và thuế suất MFN tại thời điểm hiện nay bình quân khoảng 17 - 18%. Nếu Hiệp định TPP được ký kết, Vitas kỳ vọng các dòng thuế này sẽ được cắt giảm dần về 0%. Với các quy tắc xuất xứ có khuyến khích sử dụng nhiều nguyên liệu nội khối TPP thì trong dài hạn sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam, cụ thể là sản xuất sợi, dệt nhuộm.

 

Trong những năm gần đây, xuất khẩu dệt may của Việt Namon> sang Hoa Kỳ tăng khoảng 12 - 13%/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng trưởng 13%, trong khi Hoa Kỳ chỉ tăng trưởng nhập khẩu dệt may từ tất cả các nước trên thế giới khoảng 3%. Điều này chứng tỏ thị phần của dệt may Việt Nam luôn được cải thiện tại thị trường Hoa Kỳ. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ năm nay, bên cạnh câu chuyện về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn có sự đón đầu, chờ đợi của các nhà nhập khẩu đối với Hiệp định TPP. Nếu TPP được ký kết sớm, tốc độ tăng trưởng có thể được duy trì 15 - 20% trong giai đoạn 2013 - 2017. Như vậy, từ nay đến năm 2017, quy mô xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ có thể đạt 20 tỷ USD và đến năm 2025, quy mô xuất khẩu của toàn ngành có thể đạt trên 50 tỷ USD. So với quy mô 20 tỷ USD của năm 2013 thì xuất khẩu dệt may sẽ đạt tốc độ tăng gấp 2,5 lần trong 7 năm. Đó là chưa tính đến nhiều yếu tố khả biến khác như quy mô thị trường hàng may mặc của Hoa Kỳ, các yếu tố sản xuất dệt may tại Việt Nam như khả năng tự mở rộng, tự tăng trưởng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, sự mở rộng của Hiệp định TPP và sự phổ biến của các FTA khác.

 

Nếu TPP góp phần thúc đẩy tốt vào đầu tư nguyên liệu như dự kiến thì các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng, tỷ lệ nội địa hóa của Ngành đều được nâng cao. Dự kiến ngành sẽ sớm đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Năm 2013, ngành dệt may dự kiến xuất siêu khoảng 9 tỷ USD, nếu xuất khẩu tăng như dự báo, năm 2015 Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 25 tỷ USD thì lúc đó giá trị tạo ra tại Việt Nam khoảng 13-14 tỷ USD.

 

Tận dụng lợi ích

 

TPP nói riêng và FTA nói chung không đơn thuần chỉ đưa lại các cơ hội tốt cho Việt Namon>. Muốn biến cơ hội thành hiệu quả kinh tế cho Việt Namon> cần có những điều kiện nhất định trong hiệp định.

 

Thứ nhất, bảng chào thuế cần được cắt giảm nhanh và mạnh mới tạo được kích thích đủ lớn, bởi bản chất của cắt giảm thuế là tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà sản xuất cũng như nhà mua hàng. Việc cắt giảm thuế mạnh trong giai đoạn đầu là một yếu tố động lực quan trọng để người mua và nhà đầu tư tập trung về Việt Namon>.

 

Thứ hai, quy tắc xuất xứ phải có tính khả thi cao, nếu không thì bản thân quy tắc xuất xứ và thủ tục để chứng minh quy tắc xuất xứ sẽ trở thành rào cản lớn trong việc thực thi Hiệp định.

 

Ngoài ra, còn có thách thức về xu hướng đầu tư rất nhanh và mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường đều vượt xa so với các DN Việt Namon>. Khi nội dung của Hiệp định đã dần dần sáng tỏ, biết rõ mốc thời gian có thể thu được lợi ích từ Hiệp định tại Việt Namon> thì lập tức các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Namon>. Đơn cử như đối với ngành DMVN trong 5 năm đầu tư thêm được 1,2 triệu cọc sợi thì chỉ một DN FDI trong vòng 3 năm cũng có thể đầu tư 1 triệu cọc sợi và riêng trong năm 2013, DN này đã đầu tư thêm 500 ngàn cọc sợi. Do tiềm lực của DN FDI rất mạnh so với DN Việt Nam, họ có thể đầu tư nhanh vào địa điểm tốt, thị trường tốt, việc thu lợi ngay từ những ngày đầu tiên của Hiệp định sẽ tập trung vào DN nước ngoài nhiều hơn là DN Việt Nam.

 

Về phía cộng đồng DN cần tích cực trao đổi, cung cấp thông tin đầu vào cho nhóm đàm phán thông qua Hiệp hội Dệt May Việt Namon> (Vitas). Các DN dệt may vẫn đang giữ được nề nếp này và cũng nắm được thông tin diễn biến từng vòng về những tiến bộ trong đàm phán. Bên cạnh đó, các DN trong ngành cân đối chiến lược thu xếp nguồn nguyên liệu, liên kết đầu tư các chuỗi phù hợp với TPP. Củng cố cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ chứng từ để phục vụ cho việc thực thi Hiệp định. Hiện nay, hồ sơ dữ liệu của DN Việt Namon> còn rất sơ sài so với các nước cùng tham gia đàm phán TPP khác.

 

Về đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành Quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó xác định rõ vai trò, vị trí, quy mô của ngành dệt may. Bởi nếu muốn đạt kim ngạch xuất khẩu 50 - 60 tỷ USD thì cần phải có vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, kể cả vùng sản xuất may và quy hoạch lực lượng lao động cho vùng thì mới tránh được tình trạng phát triển không theo quy hoạch, hoặc đầu tư sau thì thiếu nguồn lao động, thiếu cơ sở hạ tầng kết nối DN với nơi xuất khẩu hàng hóa, nơi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu.

 

Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích DN dệt may phát triển mở rộng và liên kết theo hướng sử dụng được nguyên liệu nội địa, không phải nhập khẩu. Hiện tại, chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước chưa có, DN sử dụng nguyên liệu nội địa không được hưởng lợi gì, phải trả ngay VAT, trong khi nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài lại được hưởng ân hạn thuế 275 ngày. Cần có cơ chế tham vấn giữa chính quyền địa phương với Bộ Công Thương và với Hiệp hội DMVN khi xem xét cấp giấy phép cho dự án FDI vào ngành dệt may, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu, có các yếu tố tác động môi trường và các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển ngành, tránh hiện tượng sự đầu tư ở địa phương diễn ra không theo quy hoạch, khiến Hiệp hội DMVN và cả cấp trung ương cũng không nắm được.

 

Hiện nay, đã có sự phối hợp tương đối tốt của Đoàn đàm phán Chính phủ và Nhóm công tác Vitas để tuyên truyền, quảng bá về TPP. Riêng ngành dệt may đã tổ chức 10 hội thảo về TPP dọc theo cả nước để công bố cho DN trong Ngành và kêu gọi DN cung cấp thông tin cho Nhóm công tác để đàm phán.

 

Như vậy, ngành DMVN cần khẩn trương chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, phải nắm được những cam kết cụ thể liên quan đến ngành hàng, sản phẩm của mình để thực hiện cho đúng. Các DN dệt may cần nhanh nhạy nắm bắt thông tin, củng cố nguồn lực chất lượng cao, đầu tư phát triển về công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng năng lực cạnh tranh, để có thể tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó được với những thách thức từ TPP và các FTA khác, bắt nhịp và hòa chung được vào dòng chảy vũ bão của nền kinh tế toàn cầu.

Theo dangcongsan.vn

  • Từ khóa