Thứ 4, 08/05/2024, 08:15[GMT+7]

Kết quả học kỳ I "Vạn sự khởi đầu nan"

Thứ 2, 14/03/2011 | 10:19:04
2,487 lượt xem
Học kỳ I luôn là sự khởi đầu của một năm học. Kết quả đạt được có tác dụng động viên toàn ngành vượt qua khó khăn tiếp tục khẳng định vị thế và giữ vững vị trí tốp đầu của giáo dục cả nước.

Một giờ lên lớp của thầy và trò trường tiểu học An Khê - Quỳnh Phụ. Ảnh: Thành Tâm

Năm học 2009-2010 toàn tỉnh có 138 trường THCS, 14 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Năm học 2010-2011, mỗi huyện, thành phố phấn đấu xây dựng 2 đến 5 trường THCS và có thêm 2 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

 

Năm học 2010-2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Thời cơ và vận hội đang là tiền đề để ngành giáo dục “dạy tốt, học tốt” thực hiện chiến lược “trồng người” trong thời kỳ mới.  

 

Năm học với chủ đề được xác định là: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, gắn với các phong trào thi đua của Bộ giáo dục - đào tạo phát động. Sở GD-ĐT Thái Bình đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục, với những nội dung cụ thể, chi tiết.

 

Các trường THPT, các phòng GD-ĐT căn cứ tình hình thực tế chủ động xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể, các giải pháp triển khai thực hiện đều được bàn bạc, thảo luận và thống nhất qua hội nghị chi bộ, hội đồng giáo dục và hội nghị công chức...

 

Sở chỉ đạo các trường, phòng quan tâm đầu tư khai thác và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và chỉ đạo các hoạt động dạy, học. Đến nay, hầu hết các phòng GD-ĐT huyện, thành phố và các trường THPT đã xây dựng Website riêng, phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục của đơn vị. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo từ cơ sở bằng ứng dụng CNTT.

 

Sở phối hợp với các ngành: văn hóa  thể thao du lịch, đoàn TN, Hội LHPN, Hội Khuyến học tiếp tục chỉ đạo phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di sản, di tích văn hóa, lịch sử của địa phương, nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc gia đình có công với cách mạng, mẹ VNAH; đa dạng các trò chơi dân gian; đồng thời đưa vào trong các buổi học của môn thể dục, giờ ra chơi và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cảnh quan môi trường các nhà trường có chuyển biến tích cực, hệ thống cây xanh, bồn hoa, cây cảnh được quy hoạch, tạo môi trường sư phạm xanh  sạch  đẹp.

 

Trong các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, Sở tập trung chỉ đạo chương trình sách giáo khoa THCS, THPT. Các phòng chỉ đạo trường THCS bảo đảm dạy đủ môn học theo đúng phân phối chương trình của kế hoạch giáo dục 37 tuần. Triển khai dạy tự chọn môn tin học từ lớp 6 đến lớp 9 ở hầu hết các trường.

 

Thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lực tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học. Coi trọng việc giảng dạy tích hợp vào các môn học có liên quan: vật lý, sinh học, địa lý, công nghệ... kể cả trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và ngoại khóa. Thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục địa phương; chủ yếu dạy tích hợp các môn học: ngữ văn, địa lý, lịch sử. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo chỉ thị số 22/2003/CT của Bộ GD-ĐT và chỉ thị của Ban Bí thứ T.Ư Đảng về: Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

 

Sở đã triển khai quán triệt chuẩn hiệu trưởng đến đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT, THCS; triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến tất cả giáo viên các trường trung học toàn tỉnh. Tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên.

 

Các phòng và trường THPT tổ chức tập huấn cho giáo viên về khai thác và sử dụng bảng tương tác thông minh, phục vụ cho đổi mới PPDH và nâng cao hiệu quả giờ lên lớp. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và những quy định về hồ sơ quản lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện biên chế năm học, quy chế chuyên môn. Sở tập trung thanh tra việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, chất lượng bài soạn của giáo viên; việc kiểm tra đánh giá và cho điểm đối với học sinh; phân phối chương trình, kế hoạch dạy học. Đi sâu chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường về chất lượng. Quản lý hồ sơ chuyên môn, tài liệu nghiệp vụ; quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ; xây dựng bộ hồ sơ quản lý bảo đảm cập nhật đầy đủ thông tin, sắp xếp khoa học, lưu trữ lâu dài để dễ tra cứu và báo cáo kịp thời, đúng yêu cầu.

 

Chỉ đạo công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra, thi và đánh giá xếp loại học sinh. Trường THPT chuyên đã làm tốt  công tác tuyển chọn, bồi dưỡng và chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia. Các phòng triển khai tổ chức các kỳ thi giải toán trên mạng internet; thi Olympic tiếng Anh... Giúp đỡ học sinh yếu kém, trên cơ sở khảo sát phân loại để xây dựng kế hoạch chỉ đạo và đề ra biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho đối tượng yếu, kém; tổ chức học phụ đạo, tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà, động viên, khích lệ kịp thời những cố gắng của học sinh. Coi trọng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông và giáo dục ngoài giờ lên lớp.

 

Toàn ngành thực hiện đổi mới  PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; giáo viên thực hiện chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc chép”. Kết quả đánh giá chất lượng hạnh kiểm, học lực trong học kỳ I của cấp THPT: 69,94% hạnh kiểm tốt; 23,18% khá; 5,21% yếu; 1,67% kém. Học lực: 5,8% giỏi, 42,22% khá; 8,16% yếu và 0,48% kém.

 

Các địa phương, nhà trường tập trung đầu tư điều kiện phục vụ cho yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến năm học 2009-2010 toàn tỉnh có 138 trường THCS, 14 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Năm học 2010-2011, mỗi huyện, thành phố phấn đấu xây dựng 2 đến 5 trường THCS và có thêm 2 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

 

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2010-2011, toàn ngành phát huy kết quả đạt được, nghiêm túc khắc phục hạn chế, yếu kém, tập trung vào 9 nhiệm vụ trọng tâm của học kỳ II. Phấn đấu để năm học thực hiện NQ Đại hội Đảng các cấp giành nhiều thành tựu xuất sắc, trọn vẹn hơn.

 

Phạm Thanh

  • Từ khóa