Thứ 3, 07/05/2024, 14:40[GMT+7]

Khuyến học ở Đông Hưng

Thứ 2, 07/03/2011 | 08:18:09
2,368 lượt xem
Ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Đông Hưng nhiều năm nằm trong tốp các đơn vị mạnh của tỉnh. Chất lượng giáo dục ổn định, giành nhiều thứ hạng cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT và số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng và THCN khá ổn định... Có được thành tích đó, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp; sự nỗ lực của ngành giáo dục Đông Hưng... có yếu tố quan trọng và thật sự là “bà đỡ” để giáo dục Đông Hưng phát triển vững chắc, đó là công tác khuyến học.

 

Trong báo cáo trình tại Đại hội lần thứ III của Hội Khuyến học Đông Hưng, đánh giá: Năm năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài của huyện phát triển toàn diện cả về tổ chức, nội dung phong trào, chất lượng và hiệu quả.

 

Về tổ chức, năm 2005 toàn huyện có 44 hội KH xã, thị trấn 26 ban KH cơ quan, trạm trại. Năm 2007, phát triển thêm 17 chi hội KH thôn, đưa số chi hội thôn lên 100%. 140 trường học (100%) có chi hội KH. 486 dòng họ có ban KH, đạt tỷ lệ 43,3%; 13 chùa ở 10 xã, 8 nhà thờ ở 6 xã có ban KH. Số hội viên của toàn huyện đến năm 2010 là: 41.355 người, chiếm 16,2% dân số; tăng 4,7% so với nhiệm kỳ trước. Nhiều xã có tỷ lệ hội viên cao như: Phong Châu 40%, Đông Lĩnh 29%; Đông Huy 29%; Hợp Tiến 28,3%; Đông Dương 26%; Đông Cường 25%..

 

Sau 10 năm hoạt động, tổ chức hội KH ở Đông Hưng phát triển rộng khắp. Đội ngũ cán bộ 6157 người, hầu hết là cán bộ hưu, cao tuổi, nhiều người trải qua các cuộc kháng chiến cứu nước, sức yếu vẫn giành thời gian, sức lực còn lại cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài. Đặc biệt, Đông Hưng làm tốt công tác quản lý hội; duy trì nền nếp sinh hoạt, có đầy đủ hồ sơ theo dõi hội viên, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, quỹ khuyến học và theo dõi khen thưởng. Nhờ vậy, nhân dân tin tưởng tích cực tham gia đóng góp; phong trào phát triển có chiều sâu và bề rộng. Nhiều chi hội thôn, làng, tổ dân phố sinh hoạt nền nếp như: Chi hội thôn Hậu Thượng (Bạch Đằng), An Ri (Hồng Châu), Thần Khê (Thăng Long), Khuốc Đông (Phong Châu), tổ 7 (thị trấn Đông Hưng)...

 

Do làm tốt công tác củng cố phát triển hội KH, nên các cấp hội đã phát huy được vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, làm nòng cốt trong liên kết các tổ chức chính trị kinh tế - xã hội để cùng chăm lo cho nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài. Vị thế của hội ngày càng được nâng cao.

 

Điểm mạnh của Đông Hưng là phát động phong trào gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học và xây dựng đơn vị “xã hội học tập” ở cơ sở. Chỉ tính 5 năm (2005-2010) toàn huyện đã có 25.000 gia đình đăng ký xây dựng gia đình hiếu học, có 24.221 gia đình, đạt 96,8% số đăng ký và 32,29% số hộ đạt GĐHH. Tiêu biểu là các xã: Đông La có 1487 hộ, Phú Lương 1300; Đồng Phú 850; Phong Châu 750, Liên Giang 840 gia đình...

 

Qua bình xét có 1724 gia đình hiếu học tiêu biểu. Gia đình bà Toan (Nguyên Xá) làm nghề buôn bán nhỏ, nuôi 2 con học đại học, có một cháu đỗ thủ khoa 2 trường đại học; là một trong 12 sinh viên xuất sắc nhất cả nước. Có 512 dòng họ hoạt động khuyến học - khuyến tài, bằng 45,5% số dòng họ trong huyện. Có 92 dòng họ tiêu biểu, nhiều dòng họ được bầu dự Đại hội thi đua khuyến học các cấp. Xã có quỹ khuyến học dòng họ cao là: Đông Hoàng: 120 triệu đồng; Đông La: 104 triệu, Trọng Quan: 52 triệu, Đông Hà: 45 triệu đồng... Tổng số quỹ ở các dòng họ đang quản lý là 945,6 triệu đồng.

 

Dòng học có quỹ cao như: họ Tô (Đông Hoàng) 43 triệu, họ Nhâm: 42 triệu, họ Hoàng Xuân (Đông La) 22 triệu... Họ Nhâm (Đông Hoàng) còn xây dựng tủ sách khuyến học, với hàng nghìn đầu sách. 5 năm qua, các TTHTCĐ xã, thị trấn ở Đông Hưng được duy trì và phát triển. Trung bình mỗi năm các xã mở từ 1100 đến 1200 lớp; huy động 120.000 đến 130.000 lượt người tham gia học tập các chuyên đề.

 

Hội khuyến học các cấp không chỉ vận động cán bộ, nhân dân tham gia vào hội, mà còn tích cực vận động hưởng ứng thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của ngành giáo dục. Cấp 6156 xuất học bổng, số tiền 363 triệu đồng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ở các ngành học. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS được nâng lên; học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ cao... Phong trào “mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” được duy trì ở tất cả các nhà trường.

 

Nhờ phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng rãi, hoạt động của Hội KH có hiệu quả... đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội và tranh thủ được tinh thần ủng hộ của các nhà hảo tâm: ông Nguyễn Thế Quang, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ủng hộ chùa Hoành Từ (Đông Cường) 5 triệu đồng làm quỹ khuyến học; tặng một năm báo Dân trí cho tất cả các xã trong huyện; GS-TS Vũ Quang Côn, quê xã Trọng Quan, ủng hộ kinh phí để xã thưởng cho học sinh đỗ đại học hàng năm, từ 2008 trở đi. ông Nguyễn Đức Trâm (Liên Giang) trong 5 năm ủng hộ quỹ địa phương 86,5 triệu đồng.

 

Nhờ có quỹ đó, công tác khuyến khích động viên khen thưởng được duy trì đều đặn: Năm 2006: 78 triệu đồng, 2007: 85 triệu, 2008: 95 triệu, 2009: 105 triệu đồng. Hội KH huyện đã cấp học bổng cho 291 em, số tiền 38 triệu đồng.

 

5 năm (2005-2010) Hội khuyến  học Đông Hưng luôn được tỉnh hội đánh giá là đơn vị xuất sắc; hai lần được Trung ương Hội KH Việt Nam tặng cờ, ba bằng khen và UBND tỉnh tặng 3 bằng khen, Uỷ ban Trung ương MTTQ VN tặng bằng khen về thành tích xây dựng tổ chức Hội và phong trào KH- KT mạnh.

 

Phạm Viết Thanh

  • Từ khóa