Thứ 3, 07/05/2024, 00:33[GMT+7]

Hiệu quả từ Dự án LIFSAP

Thứ 5, 10/07/2014 | 08:36:08
1,458 lượt xem
Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh tăng trưởng hàng năm do các gia trại, trang trại và khu chăn nuôi tập trung ngày càng mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất trong chăn nuôi về cơ bản vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu nằm trong các hộ gia đình, số lượng trang trại có quy mô lớn theo hướng công nghiệp còn ít. Phần lớn các hộ chăn nuôi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật và các biện

Lớp tập huấn xử lý nhanh các tình huống chống dịch.

Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán gia súc, gia cầm tự do, không kiểm soát tại các chợ vẫn diễn ra phổ biến, nhiều sản phẩm từ gia súc, gia cầm đang tiêu thụ trên thị trường không rõ nguồn gốc, không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ý thức về phòng chống dịch bệnh của người dân còn hạn chế... là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Ðể từng bước tháo gỡ khắc phục thực trạng này, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ thú y từ cấp tỉnh xuống cơ sở và người chăn nuôi nhằm trang bị những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi.

Các lớp tập huấn chủ yếu được thực hiện với sự hỗ trợ từ Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam - VAHIP” và Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm -  LIFSAP”. Năm 2013 - 2014, các hoạt động của Dự án LIFSAP triển khai thông qua Chi cục Thú y đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho 102 học viên là đội ngũ cán bộ thú y cơ sở kiến thức pháp luật trong hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; 23 lớp tập huấn cho 988 hộ chăn nuôi các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cách nhận biết và xử lý các bệnh thường gặp trong chăn nuôi; 2 lớp cho 64 học viên là cán bộ tham gia chỉ đạo tại các xã GAHP (thực hành chăn nuôi tốt) những kiến thức cơ bản về phòng và điều trị bệnh ở vật nuôi, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phương pháp hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi. Không chỉ tập huấn cho cán bộ thú y và các hộ chăn nuôi, dự án LIFSAP còn hỗ trợ tổ chức 7 lớp tập huấn cho 456 học viên là các hộ kinh doanh, buôn bán, giết mổ và cán bộ quản lý ở 44 xã về thực trạng giết mổ, những tồn tại, hạn chế của việc giết mổ và buôn bán thực phẩm tại chợ hiện nay. Hình thức tập huấn theo cách “cầm tay chỉ việc” ngay tại chợ, đã tạo những chuyển biến nhất định trong buôn bán thực phẩm cũng như trong công tác quản lý về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Từ năm 2011 - 2014, Chi cục Thú y cũng đã phối hợp với Ban quản lý Dự án VAHIP tổ chức 113 lớp tập huấn về phòng chống cúm A/H5N1, H7N9 và một số bệnh mới cho 2.840 học viên là cán bộ thú y, cán bộ y tế và các hộ chăn nuôi từ tỉnh đến cơ sở. Qua các lớp tập huấn, người chăn nuôi được trang bị đồng bộ các kiến thức về phòng chống dịch bệnh, năng lực giám sát dịch bệnh của đội ngũ cán bộ thú y ở cơ sở tăng lên rõ rệt, ý thức phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm của các hộ buôn bán và giết mổ gia súc gia cầm cũng ngày càng nâng cao. Ðiều đó góp phần quan trọng ngăn chặn dịch bệnh xảy ra, giảm thiểu số ổ dịch và số lượng vật nuôi bị tiêu hủy, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, từng bước mở rộng các vùng chăn nuôi tập trung.

Ông Phạm Thành Nhương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Các lớp tập huấn thú y thông qua hoạt động của Dự án LIFSAP là tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thú y từ tỉnh xuống cơ sở, tăng cường năng lực kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, khống chế và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bên cạnh đó, giúp người chăn nuôi và buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm nâng cao nhận thức về phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động xử lý, kiểm soát dịch bệnh, hạn chế rủi ro đến mức tối đa trong chăn nuôi. Từ đó, nâng cao năng suất sản xuất trong chăn nuôi, góp phần đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Văn Quyết

  • Từ khóa